Cùng với nguồn dinh dưỡng tối ưu, thói quen ăn uống lành mạnh trong giai đoạn ăn dặm là điều kiện quan trọng giúp trẻ lớn lên khoẻ mạnh và phát triển thuận lợi. Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Kể từ đây, trẻ có những bước tiến rõ ràng về thể chất và nhận thức, bắt đầu học hỏi, bắt chước mọi điều từ thế giới xung quanh. Để con có được nền tảng sức khỏe tốt nhất, ngay từ khởi đầu ăn dặm, mẹ cần nắm rõ bộ 5 nguyên tắc này để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
1. Món ăn hấp dẫn tạo niềm vui khi ăn uống
Cùng với nguồn dinh dưỡng tối ưu, thói quen ăn uống lành mạnh trong giai đoạn ăn dặm là điều kiện quan trọng giúp trẻ lớn lên khoẻ mạnh và phát triển thuận lợi.
Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Kể từ đây, trẻ có những bước tiến rõ ràng về thể chất và nhận thức, bắt đầu học hỏi, bắt chước mọi điều từ thế giới xung quanh. Để con có được nền tảng sức khoẻ tốt nhất, ngay từ khởi đầu ăn dặm, mẹ cần nắm rõ bộ 5 nguyên tắc này để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
Tạo hình đồ ăn hấp dẫn giúp kích thích sự tò mò, thèm ăn của trẻ
Cũng giống như người lớn, thực đơn phong phú với nhiều món ăn đa dạng sẽ kích thích vị giác trẻ tốt hơn, tạo cho trẻ sự hứng thú khi nếm thử những món mới. Cùng với việc chuẩn bị khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất, mẹ có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để tạo hình món ăn, làm chúng trở nên bắt mắt dù là bữa chính hay bữa phụ.
2. Nắm bắt sở thích của con
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bất kỳ món ăn nào cũng trở thành món mới. Do vậy lần đầu tiên làm quen với mùi vị món ăn, mẹ cần quan sát kỹ và để ý từng phản ứng của con để nhận biết khẩu vị của bé. Việc nắm bắt khẩu vị của con sẽ giúp mẹ lên được những thực đơn với các món ăn thú vị, hợp miệng bé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ luôn đa dạng dinh dưỡng để con nạp đủ các nhóm chất cần thiết nuôi dưỡng cơ thể nhé.
3. Để bé ăn theo sở thích, không ép ăn
Nếu theo quan niệm xưa, bố mẹ thường ép trẻ ăn nhiều thì ngày nay, nhiều mẹ bỉm hiện đại không còn giữ thói quen này nữa. Chất lượng dinh dưỡng được nạp vào mới là điều quan trọng chứ không phải số lượng mà con ăn được mỗi ngày. Thay vì ép trẻ ăn, hãy chuẩn bị thật nhiều món theo đúng sở thích của con, khi đó, không cần ép con sẽ tự ăn rất ngon miệng. Đối với những món trẻ có vẻ không thích lắm, mẹ hãy tìm cách kết hợp với một món mà con hứng thú để trẻ làm quen với hương vị của món ăn đó, dần dần cảm thấy quen thuộc và không còn "né" nữa.
4. Ăn đúng bữa và thời gian biểu hợp lý
Để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý thêm chính là tuân thủ thời gian các bữa ăn, không để trẻ ăn vặt ngoài những bữa đã ấn định từ trước. Việc tuân thủ thời gian ăn, ngủ, chơi sẽ giúp trẻ tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học, cũng góp phần hình thành nhận thức của trẻ sau này.
Khi đã có thời gian biểu sinh hoạt mỗi ngày của bé, mẹ hãy cố gắng tuân thủ đúng những cột mốc đã đề ra. Bất cứ sự đi chệch quỹ đạo không cân nhắc trước nào cũng có thể làm uổng phí mọi công sức rèn con ăn uống, sinh hoạt khoa học.
5. Không lồng ghép bữa ăn với mục đích khác
Ngay từ nhỏ, trẻ cũng cần được mẹ tập thói quen ăn uống tập trung. Để giờ ăn thêm vui vẻ, mẹ có thể cùng con chơi một trò chơi nhỏ trước khi ăn hoặc hẹn với con ăn xong sẽ được chơi. Tuyệt đối không vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, ipad. Nhiều gia đình quen với việc bế con đi ăn rong hoặc bật tivi, ipad cho con ăn dễ dàng hơn mà không biết rằng làm như vậy gây hại cho sự phát triển của con: gây tăng cân mất kiểm soát, rối loạn hệ tiêu hoá, mất tập trung...
Tuân thủ 5 nguyên tắc trên là mẹ đã thành công bước đầu trong quá trình rèn luyện cho con thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học. Nỗ lực này của mẹ sẽ giúp con phát triển thuận lợi về cả thể chất và trí tuệ, đảm bảo tương lai khoẻ mạnh, giúp con thoả sức khám phá và trải nghiệm thế giới rộng lớn ngoài kia.