Kiến thức về mốc phát triển của của
bé sẽ giúp bạn hiểu về tốc độ phát triển và trưởng thành của bé, đưa ra
được các mong đợi phù hợp và tổ chức được các hoạt động làm trẻ hứng
thú.
Các
bé từ 3 tới 4 tuổi được xếp vào nhóm trẻ tuổi mẫu giáo. Bé muốn sờ,
nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả mọi thứ xung quanh. Bé ham học hỏi
qua kinh nghiệm và thực hành. Bé học hỏi qua trò chơi. Bé bận rộn trong
việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và cố gắng để kiểm soát
được nội tâm.
Bé
muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ. Bé tuổi mẫu giáo độc
lập hơn các bé tuổi chập chững. Bé có thể diễn đạt các nhu cầu của mình
bằng ngôn ngữ.
Các
bé tuổi mẫu giáo vẫn có những nỗi sợ hãi riêng. Nỗi sợ phổ biến nhất mà
các bé thường gặp là sợ môi trường mới và kinh nghiệm mới, sợ xa bố mẹ
và những người thân quan trọng khác. Bé có thể thử bạn bằng cách lặp đi
lặp lại những từ "lóng" khiến bạn nổi giận hoặc những hành động rất ngốc
nghếch. Các bé vẫn gặp phải vấn đề khi cố gắng hoà đồng với bạn bè, và
bé vẫn gặp khó khăn khi chia sẻ với bạn bè. Bởi bé giàu trí tưởng tượng,
nên bé gặp khó khăn khi nói về cuộc sống thực và cuộc sống tưởng tượng
của bé. Bé cũng có thể có những người bạn trong trí tưởng tượng. Các em
bé tuổi mẫu giáo cần có những nguyên tắc đơn giản và rõ ràng để bé biết
ranh giới của những hành vi có thể chấp nhận được.
Tìm
hiểu về quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp bạn hướng dẫn con vượt qua
giai đoạn này. Dưới đây là một số đặc tính của các bé tuổi chập chững.
Bạn hãy nhớ rằng mỗi trẻ sẽ phát triển theo tốc độ khác nhau.
1/ Phát triển về thể chất
Trẻ 3 tuổi
• Đi bằng mũi chân
• Đứng bằng 1 chân
• Đi xe đạp 3 bánh
• Xếp được 6 tới 9 khối chồng lên nhau
• Bắt bóng
• Vẽ đường nằm ngang, thẳng đứng và vòng tròn
• Cầm được 3 đồ vật nhỏ cùng lúc
• Cao hơn năm trước khoảng 8cm
Trẻ 4 tuổi
• Điều khiến được các cơ nhỏ. Bé có thể vẽ các bức tranh tượng trưng (ngôi nhà, người và hoa)
• Chạy bằng mũi chân
• Nhảy lò cò
• Chạy nhanh.
• Nhảy chân sáo.
• Ném bóng.
• Tự chơi đánh đu.
• Thích tự kéo phécmơtuya, tháo khoá và cởi cúc quần, áo
• Tự mặc quần áo.
• Có thể dùng kéo để cắt một đường thẳng
• Thích buộc dây giầy
• Thích viết các chữ cái.
• Hoạt bát và dễ nổi giận trong khi chơi
2/ Phát triển xã hội (khả năng hoà đồng với bạn bè) và tình cảm (thể hiện các cảm xúc)
Trẻ 3 tuổi
• Thích chơi đóng kịch với bạn bè.
• Bắt đầu học cách chia sẻ với bạn bè.
• Trẻ cần biết các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán cũng như các hậu quả kèm theo các nguyên tắc đó.
• Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua.
Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.
Trẻ 4 tuổi
• Trí tưởng tượng của bé phong phú.
• Đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.
• Bé thường giận bạn nhưng muốn chơi với bạn và thích hoà đồng với bạn bè.
• Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.
• Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.
• Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,...)
• Trẻ cần cảm thấy mình là người quan trọng và hữu ích.
• Bé cần có nhiều cơ hội để cảm thấy mình tự do và độc lập nhiều hơn.
• Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.
3/ Phát triển về trí tuệ (suy nghĩ và ngôn ngữ)
Trẻ 3 tuổi
• Bé có thể trao đổi các nhu cầu, ý kiến và câu hỏi của mình.
• Bé đã tập trung hơn để có thể tham gia các hoạt động theo nhóm.
• Bé có thể học hỏi nhanh nhất qua thực hành. Bé cần tham gia nhiều hoạt
động trong nhà và ngoài trời. Bé cần tham gia cân đối giữa các hoạt
động động và tĩnh.
Trẻ 4 tuổi
• Bé nói nhiều
• Bé tham gia vào các cuộc thảo luận nghiêm túc.
• Bé đặt ra nhiều câu hỏi "tại sao" và "như thế nào"
• Vốn từ vựng của bé bắt đầu có các từ vô nghĩa và từ "lóng".
• Bé bắt đầu biết viện lý lẽ.
• Bé cần hiểu một số khái niệm cơ bản như số, kích thước, khối lượng, màu sắc, chất liệu, khoảng cách, thời gian và vị trí.
4/ Các hoạt động dành cho bé
Trẻ 3 tuổi
• Bé 3 tuổi cần có thời gian để leo trèo, chạy nhảy và đi xe đạp 3 bánh.
• Để bé chơi với các hình khối có kích thước và hình dạng khác nhau.
• Cho bé chơi các đồ chơi có từng miếng nhỏ.
• Dạy bé cách tự mặc và cởi quần áo.
• Bé có thể giúp đỡ bạn làm các việc nhà như lau bàn, dọn bàn ăn và tưới cây.
• Khuyến khích bé đếm đồ dùng trong nhà khi bạn cùng bé làm việc (ví dụ,
bạn có thể dạy bé đếm số thìa, cốc, bát,... khi bạn cùng bé dọn bàn
ăn.)
• Đọc truyện cùng với bé.
• Hát các bài hát và giúp bé tự "sáng tác" bài hát.
• Khuyến khích bé nhảy theo nhạc.
• Trả lời các câu hỏi "tại sao" và "như thế nào" của bé một cách trung thực.
• Cung cấp màu, bút sáp, phấn, bút màu, đất nặn để phục vụ các tác phẩm nghệ thuật của bé.
Trẻ 4 tuổi
• Dẫn bé ra ngoài sân chơi.
• Để bé thử kỹ năng giữ thăng bằng bằng cách đi trên một đường vạch thẳng.
• Cung cấp các hoạt động giúp trẻ phân loại đồ vật theo đặc tính.
• Yêu cầu bé tự kể truyện hoặc thêm phần kết thúc cho một câu chuyện.
• Giúp bé trộn các màu vẽ để tạo ra màu hỗn hợp.
• Thăm các địa điểm và bé thích (ví dụ như sở cứu hoả hoặc thư viện,...).
• Giúp bé chơi đồ hàng, nông trại, hoặc làng quên.
• Giúp bé trồng và chăm sóc cây.
• Cung cấp cho bé một hộp đựng quần áo hoá trang và một góc chơi. (Bạn
hãy quan sát trẻ chơi với những quần áo đó. Bé sẽ cải trang thành những
người mà bé biết. Bạn có thể học hỏi rất nhiều điều bằng cách quan sát
bé chơi).
• Chơi những trò chơi làm từ giấy bồi cứng đơn giản đối với bé.