Chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách toàn diện là chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Liệu rằng bố mẹ đã nắm hết các vấn đề về sức khỏe của con chưa?
Chăm sóc sức khỏe trẻ em như thế nào cho đúng? Dưới 16 tuổi là giai đoạn vàng phát triển về thể chất và trí tuệ, nâng cao thể trạng và là tiền đề phát triển cho giai đoạn sau 16 tuổi.
Ngoài tập trung bổ sung các nhóm chất quan trọng như chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất, bố mẹ nên chủ động tiêm phòng để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một hành trình đầy gian nan, đòi hỏi bố mẹ phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tiêm phòng là lá chắn chăm sóc sức khỏe trẻ em
Bên cạnh bổ sung các nhóm chất cần thiết, tiêm phòng là cách tạo lá chắn bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé. Tiêm phòng giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng khi mắc bệnh, làm hình thành khả năng chống lại bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của trẻ trong tương lai.
Ngoài những lợi ích mà tiêm phòng mang lại, tiêm chủng vacxin đối với trẻ em là bắt buộc. Do đó, bố mẹ cần thực hiện tiêm phòng cho con đúng thời gian và đủ liều lượng.
Hiện nay, có 02 hình thức tiêm phòng:
- Tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR): Trẻ em được tiêm vacxin miễn phí để phòng bệnh nói chung và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, ho gà, bạch hầu, sởi, quai bị, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, rubella, bại liệt,…
- Tiêm phòng dịch vụ: Bố mẹ có thể lựa chọn các gói tiêm chủng tích hợp cho trẻ như 5 trong 1, 6 trong 2, viêm gan siêu vi A, viêm não mô cầu A-C/ B-C, cúm,…
Bộ Y Tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vacxin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi gồm 10 bệnh: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản, Rubella, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B.
Các triệu chứng và bệnh trẻ em thường gặp
Đa số hệ miễn dịch trẻ em còn non yếu nên rất dễ mắc các triệu chứng và bệnh thường gặp. Để chăm sóc sức khỏe trẻ em tốt hơn bố mẹ nên tìm hiểu kỹ triệu chứng và cách xử lý các bệnh thường gặp này.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ em bố mẹ cần quan tâm:
1. Tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng gây sốt đi kèm với các mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, mông, lòng bàn chân. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì nên đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
2. Sâu răng – Viêm lợi: Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
3. Nhiễm giun: Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
4. Nhiễm trùng tiểu: Nhiễm trùng nước tiểu thường được gọi chung là nhiễm trùng tiểu. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.
5. Sốt ban đỏ: Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt – thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh đáng sợ ở trẻ em. Ngày nay, bệnh dễ được kiểm soát bằng kháng sinh.
6. Viêm họng: Dấu hiệu của viêm họng bao gồm đau họng kéo dài hơn một tuần, đau hay khó nuốt, chảy nước dãi nhiều, phát ban, nốt đỏ, mủ ở mặt trong cổ họng, sốt hơn 38 độ C. Viêm họng điều trị bằng thuốc kháng sinh.
7. Viêm tai: Khi cơ thể trên 39°C nhóm trẻ 2 tuổi thường xuất hiện các loại bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm nhiễm tai, vì vậy vào mùa lạnh trẻ em đến khám bệnh về tai hầu hết là mắc bệnh cảm lạnh.
8. Đau dạ dày: Trường hợp này cần chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng cách tiếp nước nước kịp thời. Nếu trẻ sốt, nôn ra máu, mật xanh chứng tỏ rất đau cần phải đi đưa cấp cứu. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy có bán tại các quầy thuốc, nhất là nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi.
9. Chảy máu cam: Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương tiếp nhận hàng chục ca chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) ở trẻ nhỏ, nhưng chỉ có 6% cần được điều trị ở bệnh viện.
10. Đau mắt đỏ: Nên cho trẻ đi khám để xác định bệnh và tư vấn bác sĩ xem có cần điều trị không. Hầu hết các trường hợp khỏi sau 4-7 ngày.
11. Béo phì: Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em dẫn đến gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
12. Viêm amiđan cấp: Cách chăm sóc tại nhà là giữ ấm, hướng dẫn trẻ súc miệng và họng bằng nước muối loãng. Dùng thuốc hạ sốt đến khi trẻ hết sốt theo chỉ dẫn. Khi bị viêm amiđan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng cách cho uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
13. Bệnh ghẻ: Là một nhiễm trùng da khác, bệnh ghẻ thường do một loại nấm, không liên quan đến vi trùng. Nấm lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác, vì thế nên tránh dùng chung lược, bàn chải, khăn và quần áo. Ghẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Suy dinh dưỡng
Đứng đầu danh sách các bệnh thường gặp ở trẻ em chính là suy dinh dưỡng. Theo Tổ chức Unicef, Việt Nam là một trong 34 quốc gia trên toàn cầu đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất.
Trong đó, mỗi năm có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng (bao gồm thiếu năng lượng, lipid, protein và các chất vi sinh dưỡng). Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em:
- Khi mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
- Trẻ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm bổ sung
- Sai lầm của bố mẹ trong cách bổ sung dinh dưỡng cho con
Hậu quả của suy dinh dưỡng rất nghiêm trọng, nó là tiền đề để phát triển các bệnh khác ở trẻ. Đó là không thể phát triển tầm vóc, chậm phát triển trí não, ngôn ngữ, giao tiếp kém, dễ mắc bệnh, kéo theo hàng loạt các vấn đề về học tập cũng khó khăn hơn.
Triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị suy dinh dưỡng đó là thấp còi, nhẹ cân hơn độ tuổi, người gầy còm, khô khan, thiếu sức sống. Vì thế, để chăm sóc sức khỏe trẻ em, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn là bào thai.
Bên cạnh các nhóm chất chính là đường, đạm, chất béo, bạn cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn cho trẻ. Sắt, canxi, kẽm, i-ốt, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B,… là những thành phần quan trọng để trẻ phát triển toàn diện.
Rối loạn hành vi và phát triển ở trẻ
Rối loạn hành vi và phát triển là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc ít nhất 6 tháng. Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó kiểm soát và không sẵn sàng tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định.
Con thường hành động bốc đồng, không nghĩ đến hậu quả cũng như suy nghĩ của người khác. Để chăm sóc sức khỏe trẻ em, bố mẹ có thể nhận dạng trẻ bị rối loạn hành vi qua:
- Cư xử giận dữ: làm tổn thương người khác, khiến người khác cảm thấy sợ hãi, luôn cảm thấy mình bị bắt nạt, cố ý làm động vật tổn thương,…
- Hành vi gian dối: nói dối, giả mạo, giả danh, trộm cắp,…
- Hành vi phá hoại: đốt phá, hủy hoại tài sản của người khác một cách có chủ ý,…
- Vi phạm các quy tắc, luật lệ: trốn học, bỏ nhà đi, hoạt động tình dục khi còn nhỏ tuổi,…
Bố mẹ không nên xem thường bệnh rối loạn hành vi và phát triển ở trẻ. Vì trẻ mắc bệnh này thường có khuynh hướng bạo lực gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. Cho nên, bố mẹ hãy để quan tâm và để ý đến con nhiều hơn. Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của rối loạn hành vi, bạn nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ kịp thời.
Vấn đề thần kinh
Chăm sóc sức khỏe trẻ em chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Tương tự như người lớn, trẻ em cũng có thể gặp phải những rối loạn thần kinh ngay từ bé.
Rối loạn thần kinh chỉ những rối loạn chức năng ở não hoặc hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng về thể chất hoặc tâm thần. Bố mẹ theo dõi hành trình phát triển của con, nếu trẻ có các triệu chứng dưới đây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Khả năng phối hợp kém, nhất là giai đoạn tập bò và tập đi.
- Không đạt được các cột mốc phát triển về chiều cao, cân nặng dù đã qua một thời gian dài.
- Kích thước đầu phát triển quá nhanh hoặc quá chậm.
- Gặp vấn đề về vận động, ngôn ngữ.
- Co giật ở chi hoặc toàn bộ cơ thể không kiểm soát.
- Trẻ không thể kiểm soát tay chân như người bình thường.
- Thời gian tập trung của trẻ thấp hoặc tập trung quá mức vào cái gì đó mà không để ý đến môi trường xung quanh.
Rối loạn thần kinh ở trẻ có thể chia thành 7 tình trạng: tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), động kinh, đau đầu, chứng khó đọc và bại não. Trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh rất khó hòa nhập với cuộc sống. Bố mẹ hãy là điểm tựa vững chắc nếu không may trẻ có những biểu hiện kể trên nhé!
Vấn đề về tiêu hóa
Các cơ quan liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện cho nên trẻ rất mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày,…
Nguyên nhân là do nhiễm vi rút, vi khuẩn hệ đường ruột, thiếu dinh dưỡng (thiếu nước, thiếu chất xơ,…), do tác dụng phụ của thuốc hoặc do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Ngoài ra, sức đề kháng của bé còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường ruột.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em tốt khi bố mẹ nắm rõ các triệu chứng sau:
- Sức khỏe của bé suy giảm nhanh chóng
- Người có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, đau bụng, mất nước
- Đi tiêu khó khăn, phân quá lỏng hoặc quá cứng, thậm chí có lẫn chút máu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
Khi mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trẻ mất khá nhiều thời gian để phục hồi và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, dễ mất nước. Do đó, khi phát hiện con bị tiêu chảy, táo bón hay trào ngược dạ dày bạn nên đưa đến cơ sở y tế ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ nên chủ động theo dõi và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Bệnh da liễu
Một số bệnh da liễu thường gặp ở trẻ như:
- Bệnh chốc lở
- Mụn cóc
- Rôm sảy
- Bệnh chàm
- Phát ban đỏ
- Bệnh tay chân miệng
- Nổi mề đay
- Thủy đậu
- Viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân là do da trẻ em rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng cho các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, thời tiết, khí hậu, côn trùng, các sản phẩm tẩy rửa mạnh,… Hơn nữa, trẻ chưa có ý thức trong việc bảo vệ làn da của mình nên bệnh có thể lây lan nhanh hơn.
Bệnh da liễu rất dễ nhìn thấy. Những dấu hiệu tổn thương da bé sẽ được thể hiện ngay trên bề mặt da. Tình trạng nhẹ, bố mẹ có thể tự điều trị bằng các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe trẻ em với dinh dưỡng phù hợp.
Nếu cảm thấy không tự điều trị hãy đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và đưa ra phương án giải quyết.
Bệnh đường hô hấp
Chăm sóc sức khỏe trẻ em về đường hô hấp rất quan trọng. Đây là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa. Một số bệnh về đường hô hấp trẻ em thường mắc phải như:
- Viêm amidan
- Viêm mũi họng do virus gây nên
- Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp
- Viêm thanh nhiệt cấp
- Viêm xoang cấp
- Viêm phổi
Bố mẹ có thể nhận biết bệnh đường hô hấp khi con bị cảm, ho, sốt, khò khè, đau họng, biếng ăn, nghẹt mũi, sổ mũi, họng khô,… Tất cả các triệu chứng trên đều liên quan đến hệ hô hấp. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ chính là bổ sung dinh dưỡng hợp lý để con tăng đề kháng và hệ miễn dịch.
Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác
Vì trẻ em chưa hoàn thiện về tất cả mọi mặt (nhận thức lẫn sức khỏe), bố mẹ cần quan tâm và chăm sóc đến trẻ nhiều hơn. Đặc biệt là các vấn đề về:
- Sức khỏe của mắt
- Sức khỏe răng miệng
- Các vấn đề về tim mạch, trí não, xương khớp,…
- Hướng dẫn các con sử dụng thực phẩm sạch; tránh xa các thực phẩm bẩn, nhiều chất phụ gia; thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là hành trình dài và gian nan. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cho nên, bố mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt cho sức khỏe, bổ sung đủ các nhóm thực phẩm bổ dưỡng cho con phát triển toàn diện mỗi ngày nhé!