Cứ mỗi sáng khi đưa con đến trường mầm non, biết bao nhiêu câu hỏi lại
xuất hiện trong tâm trí của bạn, chẳng hạn như, “Con mình hôm nay ăn
gì?”, “Các con có được ra ngoài chơi không nhỉ?”; “Liệu hôm nay con mình
có ngoan không?”
Ở các trường thấu hiểu tâm lý này của phụ huynh, nhà trường sẽ
có cách cung cấp cho bạn thông tin cập nhật chi tiết về cách con bạn đã
hành xử, những gì con đã học được ngày hôm đó, những gì con ăn và nhiều
các thông tin khác nữa. Ví dụ hệ thống thông minh kết nối thông tin mầm
non KidsOnline cho phép cô giáo chụp và post ảnh của bé và các bạn lên
hệ thống; bố mẹ chỉ cần login vào tài khoản KidsOnline của con mình, là
biết được con làm gì ở lớp, con tương tác với cô và các bạn như thế nào;
thực đơn và lịch học, lịch hoạt động của con, qua một giao diện thân
thiện, dễ sử dụng trên điện thoại thông minh.
Khi bố mẹ đã có thông tin về những gì xảy ra trong ngày
của bé, bố mẹ sẽ dễ dàng sử dụng những thông tin nền này để nói chuyện
với bé về trải nghiệm ở trường của con. Thay vì hỏi chung chung, “Hôm
nay con làm gì ở lớp vậy?” (mà thường kết quả là bé sẽ chỉ kể được cho
ta nghe nhiều đoạn mô tả lộn xộn), hãy dựa vào những gì bạn biết về các
hoạt động trong ngày của bé để đặt câu hỏi cụ thể hơn. Ví dụ, nếu bạn
biết rằng mỗi hôm đó ở lớp con có giờ đọc sách, bạn có thể hỏi con, “Hôm
nay cô giáo đọc quyển sách gì cho các con nghe thế?” hoặc “Con thích
nhất nhân vật nào trong câu chuyện hôm nay cô kể cho con?”
Bạn cũng có thể hỏi con những câu hỏi chi tiết hơn nữa, chẳng hạn như:
- Hôm nay con chơi với những bạn nào?
- Con hát cho ba mẹ nghe một bài mới học được hôm nay nhé?
- Hôm nay ở lớp con thấy thế nào?
- Con có thích cô giáo không? Tại sao có, tại sao không?
- Hôm nay có hoạt động gì làm con vui nhất?
Lợi ích lớn nhất của việc bố mẹ hỏi con về những trải
nghiệm ở lớp của con, là những câu hỏi này sẽ kích thích giúp con xem
lại những hoạt động này trong tâm trí của con. Đây là loại suy nghĩ đã
được các nhà tâm lý chứng minh là có tác động tích cực đến sự phát triển
não của trẻ. Việc suy nghĩ lại hoạt động trong ngày sẽ giúp thu hẹp
khoảng cách giữa hai môi trường (ở trường và ở nhà) trong tâm trí của
trẻ và việc kết nối hai môi trường này có tác động tích cực đến sự phát
triển nhận thức của trẻ.
Tin bài: Theo KidsOnine