Vai trò quan trọng của việc duy trì gắn bó mẹ con trong những năm đầu đời là rất to lớn.
“...Công
trình nghiên cứu tiên phong của Harry Harlow về những con khỉ không Mẹ
tạo ra một cá thể khỉ cực kỳ bất bình thường về phương diện cá nhân.
Những con đó không có khả năng phản ứng trước những con Khỉ khác; không
thể thực thi vai trò của chúng trong hệ thống thang bậc đang có; chúng
sợ sệt co rúm lại hoặc hung hãn tấn công trong những tình huống không
thích hợp; Chúng tỏ ra không có khả năng nuôi dưỡng chính con cái của
mình nếu chúng có thể sinh con đẻ cái được..”
“Những
nghiên cứu của Spitz và Wolf (1935) tại nhà trẻ mồ côi và tại trại giam
cho thấy, cảm giác an toàn của trẻ nhờ đôi bàn tay mẹ có liên quan đến
việc tập đi. Và sự âu yếm tình cảm khi người mẹ gọi con đã làm cho con
ham nói, ham đi. Những nghiên cứu về trẻ em có hội chứng “vắng mẹ”
(hospitalism) hay trẻ bị cách li quá lâu với cha mẹ do chiến tranh cũng
chỉ ra các rối loạn tâm lí trẻ em, mà biểu hiện điển hình là chứng nhiễu
tâm, kém thích nghi xã hội.
Đến
năm 1946, Spitz tiếp tục có thêm mô tả về một dạng khác của rối loạn
tâm thần ở trẻ nhỏ - rối loạn gắn bó, với tên gọi: trầm cảm vắng mẹ
(anaclitic depression). Dạng rối loạn này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ khi
vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ
gây ra những triệu chứng rối loạn về cả thể chất và tâm lý cho trẻ như
tự cô lập, tránh tiếp xúc xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm
phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những
hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm..”
Trong
bối cảnh ảnh hưởng của sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội trên
phạm vi toàn cầu kéo theo lượng thời gian cho công việc và các mối quan
hệ xã hội của người lớn ngày một gia tăng. Ở Việt Nam có thể thấy một
hiện trạng rằng thời gian mà bố mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi.
Đây
là thông tin được bà M.Zaman, Phó đại diện UNICEF đưa ra tại lễ công bố
kết quả điều tra toàn quốc đầu tiên về gia đình tại Việt Nam. Kết quả
cuộc điều tra cho thấy, 20% các ông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không
dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc con cái do phải lo kiếm
sống.
Đây
là một hiện trạng đáng báo động, trong khi Chính phủ đã có quyết định
tăng mức nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng cho người mẹ, chứng tỏ rằng các
nhà hoạch định chính sách đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc
duy trì gắn bó Mẹ - Con trong những năm đầu đời.
|
|
Nhà
tâm lí học người Anh John Bowlby (1907-1990) được xem là người đầu tiên
đưa khái niệm “sự gắn bó” vào tâm lí học. Sự gắn bó được ông định nghĩa
là “những liên kết tâm lí bền vững giữa con người với con người”.
Học
thuyết Gắn bó được coi là một trong những học thuyết kinh điển trong
lĩnh vực Tâm lý học về trẻ em nói riêng. Trong đó các lý thuyết và thực
nghiệm chỉ ra đặc điểm và vai trò của sự duy trì một mối quan hệ an toàn
giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc (Mẹ) trong những năm đầu đời (0 –3), quá
trình này không những ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ
mà còn thể hiện sự ảnh hưởng xuyên suốt với 1 cá nhân trong toàn bộ quá
trình trưởng thành.
Bắt
đầu từ khi chào đời cho tới 3 tuổi đặc điểm Gắn bó đã xuất hiện ở đứa
trẻ, giai đoạn trẻ thể hiện mạnh mẽ nhất nhu cầu gắn bó của mình là từ 6
tháng đến trước 3 tuổi. Đây là giai đoạn trong Phân tâm học cho rằng
trẻ đang chưa thể hiện một cái tôi rõ ràng, cái tôi của trẻ nhập cùng
với hình ảnh người Mẹ. Vì vậy người Mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng,
vừa là người chăm sóc, vừa là cầu nối giữa trẻ với thế giới bên ngoài.
Niềm tin của trẻ vào người Mẹ chính là sự phản ảnh niềm tin của trẻ với
thế giới.
Nhà
tâm lý học nổi tiếng người Mỹ với thuyết Đa trí thông minh Howard
Gardner đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “..Các dạng trí khôn cá
nhân bắt nguồn từ mối quan hệ ràng buộc giữa đứa trẻ và người chăm sóc
nó, trong hầu hết các trường hợp đó là gắn bó mẹ-con”.
Các giai đoạn gắn bó của trẻ
John Bowlby chia các giai đoạn gắn bó của trẻ thành 4 giai đoạn.
Tìm kiếm 0-3 tháng: Với
giới hạn của các cơ quan thụ cảm, sự gắn bó của trẻ chưa hướng đến đối
tượng cụ thể, chưa tỏ ra khó chịu khi người lạ bế ẵm. Trẻ tỏ ra thích
nghe giọng nói của con người hơn là những âm thanh khác, thích nghe
giọng nói của mẹ hơn là của người khác. Đến 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu
biết thể hiện nhu cầu gắn bó qua những giao tiếp bằng mắt.
|
|
Thiết lập 3-6 tháng: Biết
cười đáp lại những giọng nói và sự tiếp xúc cơ thể từ bất kì ai để duy
trì sự tương tác, nhưng những phản ứng này đã trở nên chọn lọc hơn, nhạy
với người nuôi dưỡng hơn là với người lạ. Trẻ bắt đầu biết phân biệt
người quen với người lạ. Trẻ chưa biểu hiện rõ rệt cảm giác lo âu khi
phải tạm xa mẹ
Đỉnh cao 6 - 24 tháng: Phân
biệt được cha mẹ với người lạ và thể hiện sự gắn bó rất chọn lọc. Nhu
cầu được gần gũi mẹ rất lớn. Các biểu hiện của mong muốn này được trẻ
bộc lộ rõ và chủ động hơn. Xuất hiện sự lo âu rõ rệt khi phải xa cách
mẹ. Khi đó, nếu người lạ xuất hiện, trẻ sẽ biểu hiện những phản ứng rất
mạnh và bột phát
Duy trì 2- >3 tuổi: Thích
ứng được với việc xa mẹ tạm thời và sự xuất hiện của người lạ. Cảm giác
được an toàn của trẻ ổn định hơn. Đối tượng và mục tiêu gắn bó được mở
rộng ra.
Trong
những tháng tuổi đầu đời, đứa trẻ hình thành một mối quan hệ tiềm tàng
với người Mẹ. Được sự hỗ trợ và chăm sóc từ phía người Mẹ bởi những năng
lực cơ thể của trẻ chưa đủ để nó có thể “ vắng mẹ”, từ sự phụ thuộc về
vật chất trẻ cũng chịu sự thu hút đặc biệt từ phía người Mẹ về mặt tình
thần, nó có xu hướng bắt chước những gì mà người Mẹ làm, thể hiện cảm
xúc tương đương với cảm xúc của người Mẹ. Cùng với đó là sự cuốn hút
mạnh mẽ của tình cảm người Mẹ dành cho đứa Con.
Trong
giai đoạn này sự bộc lộ nhu cầu của trẻ chủ yếu thông qua tiếng khóc,
đây là 1 đặc điểm người phụ huynh cần chú ý khi chăm sóc trẻ, không nên
ép trẻ nín khóc, hoặc vội vàng thoả mãn nhu cầu khi trẻ khóc. Cần dành
thời gian lắng nghe và hiểu nhu cầu của trẻ qua những đặc điểm khác nhau
của tiếng khóc: Khóc đói, khóc ngủ, khóc do gặp nguy hiểm, khóc ăn vạ…
|
|
Trẻ
nhỏ tới 1 tuổi sợi dây gắn kết Mẹ - Con đạt trạng thái tối đa, đứa trẻ
sẽ bộc lộ những lo âu nếu đột ngột bị cách ly khỏi Mẹ hoặc thể hiện sự
sung sướng khi được nhìn thấy Mẹ, được Mẹ yêu thương. Đứa trẻ tìm cách
duy trì cảm giác hạnh phúc khi được ở bên Mẹ và tránh tối đa các trạng
thái đau khổ hoặc lo âu. Thực tế chúng ta thường thấy giai đoạn này có
những em bé suốt ngày bám chân Mẹ, mẹ đi là khóc, mẹ về là cười, cực kỳ
phụ thuộc cảm xúc vào người Mẹ.
Có
một lưu ý ở đây như sau: Để thiết lập được một sự gắn bó An toàn trong
giai đoạn Duy trì ( 2 – 3 tuổi ) phụ huynh cần chú ý một thuật ngữ đó là
“ Chơi vui vẻ dưới chân người Mẹ”. Tức là phải luyện tập được cho đứa
trẻ nhận thức được rằng: Trẻ hoàn toàn có thể chơi một mình ở một khoảng
cách an toàn so với mẹ, nhưng khi trẻ cần nó có thể quay trở lại và tìm
thấy Mẹ mình ở đó.
Nghĩa
là chuẩn bị cho trẻ tâm thế hoạt động độc lập nhưng không cảm thấy bị
bỏ mặc và thiếu an toàn. Một số trò chơi, kỹ thuật tâm lý có thể giúp
được trẻ như:
- Trò chơi ú oà: Mục đích cho trẻ nhận ra rằng, khuôn mặt mẹ hoặc đồ vật vẫn ở đây chỉ là nó bị che đi thôi
- Trò chơi tìm vật trong chăn
- Trò chơi trốn tìm với Mẹ.
- Trò chơi Nhà mẹ nhà Con
...........
|
|
Khi
trẻ bắt đầu lên 2 tuổi sự nhận thức về cái tôi của trẻ rõ ràng hơn, Con
đã bắt đầu biết sử dụng một số cụm từ như: Của con, của Mẹ, cho Con,
cho Mẹ, Con biết…..trẻ nhận ra bản ngã của mình giữa xã hội, nhận ra
người khác. Có sự phân biệt rõ ràng giữa Người thân và người lạ. Trẻ đã
chấp nhận sự có mặt của người lạ trong cuộc sống của mình. Vì thế mà sợi
dây gắn bó Mẹ - Con bắt đầu lỏng lẻo. Đây là giai đoạn mà chúng ta đưa
trẻ vào Mầm non để con có những sự làm quen và hoà nhập với bạn bè, Thầy
cô, tạo bước đà cho việc trẻ chuyển mình sang giai đoạn đứa trẻ xã hội
(3 – 5).
Một số đặc điểm để nhận diện một mối quan hệ Mẹ - Con là an toàn hay không?
Dựa
trên nền tảng thuyết gắn bó của John Bowlby, Mary Ainsworth đã tiến
hành các thực nghiệm gọi là “tình huống kì lạ” trên các trẻ từ 12-18
tháng tuổi và phân loại sự gắn bó thành 3 dạng. Kết quả được rút ra từ
sự quan sát biểu hiện cảm xúc của trẻ khi mẹ rời khỏi phòng và khi mẹ
quay trở lại. Các dạng gắn bó trong quan hệ mẹ-con theo Mary Ainsworth.
- Bền chặt:
+ Biểu hiện khi mẹ rời khỏi phòng: Khóc, lo lắng
+ Biểu hiện khi mẹ quay về phòng : Nhanh chóng vui vẻ trở lại
- Chống đối
+ Biểu hiện khi mẹ rời khỏi phòng: Khóc, rất lo âu, cáu gắt
+ Biểu hiện khi mẹ quay về phòng : Giận dỗi, ấm ức, phải dỗ dành nhiều
- Trốn tránh
+ Biểu hiện khi mẹ rời khỏi phòng: Không khóc hay lo lắng
+ Biểu hiện khi mẹ quay về phòng : Không quan tâm, không vui mừng
Tin bài: Theo vietnammoi.vn