Trong
cơ thể, nước chiếm 60-70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản
ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ
thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan
trọng.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
Theo
thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc
ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không
cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi
ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.
Trẻ 6-12 tháng tuổi
Trẻ
em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể,
một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống
được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun
sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…
Trẻ trên một tuổi
Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.
Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :
Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10)
Ví
dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp
trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.
Bên
cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi
tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.
Thạc
sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước
khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê,
nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể
khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.