Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là việc xem xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, cách tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ và các nhiệm vụ khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Quy chế chuyên môn do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành và văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp. Ngay từ đầu năm khi triển khai nhiệm vụ nhiệm vụ năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng về lộ trình kiểm tra nghiệp vụ sư phạm giáo viên, kiểm tra toàn diện các lớp trong một năm học cụ thể như sau: Học kỳ I kiểm tra nghiệp vụ sư phạm 04 đ/c giáo viên và kiểm tra toàn diện 03 lớp. Học kỳ II tiếp tục kiểm tra nghiệp vụ sư phạm: 04 giáo viên và kiểm tra toàn diện 03 lớp. Như vậy trong năm học nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra nghiệp vụ sư phạm 08 giáo viên và kiểm tra toàn diện 06 lớp. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra nghiệp vụ sư phạm ( dự giờ 1 tiết - 01 hoạt động). Kiểm tra toàn diện sẽ dự các hoạt động được tổ chức từ giờ đón trẻ cho đến tổ chức giờ ngủ cho trẻ. Kết quả đánh giá sẽ căn cứ vào chất lượng giờ dạy, kết quả trên trẻ, cách tổ chức hoạt động… ngoài ra còn đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kết quả thanh tra đạt được như sau:
* Thanh tra toàn diện 06 lớp
- Xếp loại tốt: 04 lớp
- Xếp loại khá: 02 lớp
* Thanh tra nghiệp vụ sư phạm 08 giáo viên
- Xếp loại tốt 04 giáo viên
- Xếp loại khá 04 giáo viên
Công tác kiểm tra sẽ giúp tổ chuyên môn của nhà trường đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên một cách khách quan, trung thực thẳng thắn. Kế hoạch kiểm tra giáo viên giúp tổ chuyên môn nhà trường có thể tư vấn các biện pháp giúp giáo viên nâng cao nghệ thuật sự phạm, phương pháp giảng dạy. Phát huy những điểm mạnh của giáo viên và bồi dưỡng những điểm còn hạn chế về chuyên môn của từng đ/c giáo viên. Qua đó xây dựng 1 đội ngũ giáo viên vừa “ hồng” vừa “chuyên” góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để trường mầm non Long biên ngày