Đối với mỗi bậc cha mẹ, con cái là “của để dành quý giá” nên họ luôn dành hết tâm sức để nâng niu bảo vệ,
dạy dỗ và chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương. Thế nhưng nhiều người vì muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con mà vô tình tước đi cơ hội để trẻ rèn luyện và trưởng thành. Ví dụ điển hình là việc cha mẹ qua nuông chiều, bao bọc con mà không cho bé làm việc nhà cũng chính là lấy mất một cơ hội thiết thực giúp trẻ trở thành một người thành công, biết giúp đỡ người khác, biết trân trọng giá trị lao động, tự lập, tự tin và sống có trách nhiệm trong tương lai.
Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ hay sợ con gặp nguy hiểm khi làm việc nhà, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã khẳng định, trẻ nếu được dạy làm việc nhà sớm sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới trẻ trong tương lai, giúp bé rèn luyện tính cách và học thêm nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Chính vì vậy, dạy con và cho con cùng tham gia làm việc nhà chính là cách tuyệt vời để dạy trẻ các kỹ năng sống, biết cách chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Thực tế đã chứng minh, cho con tập làm việc nhà sớm từ nhỏ không chỉ hình thành thói quen tốt cho trẻ mà còn có nhiều ảnh hưởng tích cực khác đến sự phát triển của trẻ. Việc nhà giống như một hoạt động vận động cơ thể, tránh cho trẻ tính chây ì, thụ động, phục thuộc các món đồ công nghệ… Tuy nhiên làm thế nào để trẻ thích thú và đồng thuận làm việc nhà thì không phải bố mẹ nào cũng biết cách. Dưới đây là một số bí quyết dành cho các bậc phụ huynh để trẻ yêu thích tự giác và với việc giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
1. Cho trẻ được lựa chọn việc nhà
2. Giao việc nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ
3. Biến việc nhà thành trò chơi
4. Đưa vào thời gian biểu của con, tạo thói quen
Không thể tránh khỏi những lúc bé lười biếng, trì hoãn làm việc nhà hay làm hỏng việc, gây đổ vỡ đồ đạc… Khi đó thái độ và hành động của phụ huynh là vô cùng quan trọng, nếu sai cách bạn có thể khiến bé sợ, ghét làm việc nhà. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau kẻo chưa hướng dẫn được trẻ làm việc nhà đã khiến bé nản trí và mất tự tin, trốn tránh.
- Không chê bai nếu con làm không tốt
- Kiên nhẫn, không nóng vội
- Không nhấn mạnh vào sự hoàn hảo.
- Đừng dùng việc nhà như một hình phạt
- Đừng tiết kiệm lời khen.