Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm dovirus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao.Tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng chống cúm tốt nhất và nên được tiêm định kỳ hằng năm.Nguyên nhân
Nguyên nhân của
bệnh cúm là do virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên.
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch và gây nên gánh nặng về kinh tế. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.
Phương thức lây truyền
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Triệu chứng
Ban đầutriệu chứng của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường: sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột.
Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:
- Sốt trên 38 độ C
- Đau cơ bắp
- Gairét
- Đau đầu
- Ho khan
- Mệt mỏi
- Nghẹt mũi
- Viêm họng
Đối tượng nguy cơ
Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
- Tuổi tác: trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao
- Điều kiện sống hoặc làm việc: những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.
- Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
- Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Vì vậy nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có thai 1 tháng hoặc định kỳ hàng năm
Cách phòng bệnh
- Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất: tổ chức y thế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Hầu hết các loại vắc xin cúm đều chứa một lượng nhỏ protein của trứng. Nếu bị dị ứng với trứng thì nêncân nhắc bởi có nguy cơ xảy ra các tai biến sau tiêm vắc xin cúm.Hiện nay tại việt nam đang lưu hàng các loại vắc xin:
- Vaxigrip 0.25ml dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi tới dưới 36 tháng tuổi
- Vaxigrip 0.5ml dùng cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn
- Influvac 0.5ml dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn
- GcFlu 0.5ml dùng được cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn
- Rửa tay: Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho: Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.
- Tránh đám đông: Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng.